Từ lâu, nhìn những tác phẩm non bộ của người Tàu, Dongbonsai cảm thấy cực kì ấn tượng, nó đem lại cho người xem một cảm giác rất nhẹ nhàng. Tác phẩm thường mô phỏng một khoảng không gian rộng lớn với núi non trùng điệp, cao thấp; cách bố trí sắp đặt rất hài hòa. Chiêm ngưỡng tác phẩm người xem như đang đứng phóng tầm mắt ra xa để thu lấy toàn bộ cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn. Tác phẩm ngay trước mặt, với tay ta có thể chạm tới được nhưng ta tưởng như nó ở xa lắm, mãi tận cuối chân trời. Tóm lại là rất có chiều sâu.
Một phần quan trọng để tạo nên sự thành công của tác phẩm non bộ, đó là khay. Để có được một tác phẩm non bộ đẹp, tạo được hiệu ứng mô phỏng sâu, rộng thì cần phải có một khay thật mỏng (tỷ lệ chiều cao khay so với chiều rộng khay thật nhỏ).
Nghĩ vậy nên Dongbonsai cũng cố tự làm vài cái khay nhỏ cho thỏa chí. Nay cũng xin được trình bày cách làm của bản thân, hòng mong các bạn có thể tham khảo, đóng góp thêm ý kiến. Ở đây Dongbonsai làm khay từ 1 viên gạch lát nền chất liệu đá nhân tạo.
Để vẽ được hình elip chuẩn lên viên gạch ta dựa vào nguyên tắc “tổng khoảng cách từ 1 điểm bất kỳ trên elip đến 2 tiêu cự là một hằng số (giá trị cố định)”. Do đó ta có thể dùng 2 cái đinh, 1 sợi dây và 1 cái bút là có thể tự vẽ được hình elip rồi. Cố định 2 điểm làm 2 tiêu cự, buộc 1 sợi dây có chiều dài dài hơn khoảng cách 2 điểm tiêu cự. Tùy vào độ dài của sợi dây này mà ta sẽ được hình elip có dạng dài hay tròn. Dùng đầu bút tì căng sợi dây, vẽ một vòng kín thành hình elip.
Máy mài góc, đĩa cắt ướt và lưỡi mài lõm:
Tác giả: Dongbonsai